Sống Tức Là Đấng Christ, Chết Tức Là Lợi Ích

Bài Giảng Kỷ Niệm Chúa Giê-su Bị Đóng Đinh Trên Thập Giá (8)

Phi-líp 1:21

Bài giảng của Bà Mục Sư Châu Huệ Hiền

(Tải xuống bản in PDF)

Vào ngày kỷ niệm Chúa Giê-su bị đóng định trên thập giá để chuộc tội cho chúng ta, tôi ngẫm nghĩ về cuộc sống hoàn hảo của Ngài khi Ngài còn sống trên thế gian này và ý nghĩa của câu nói của sứ đồ Phao-lô:

Phi-líp 1:21 Vì đối với tôi, sống tức là Đấng Christ, chết tức là lợi ích.

Loài người chúng ta đều sợ chết, nhưng sứ đồ Phao-lô lại coi chết là lợi ích! Nếu bạn có cùng một tâm tình như sứ đồ vậy, thì bạn hẳn không sợ chết, tại vì khi chết đi, bạn sẽ được lợi ích!

Sứ đồ Phao-lô còn nói rằng người muốn đi ở với Đấng Christ, tại vì ấy là tốt hơn.

Phi-líp 1:23  Tôi bị ép giữa hai bề muốn đi ở với Ðấng Christ, là điều tốt hơn nhiều; 

Đi ở với Đấng Christ có nghĩa là rời khỏi thế gia này, sứ đồ nói rằng ấy là điều tốt hơn nhiều ! Bạn có coi rời khỏi thế gian này là điều tốt hơn nhiều không?

Sở dĩ sứ đồ Phao-lô coi việc rời khỏi thế gian là điều tốt hơn nhiều, ấy là tại vì người tin rằng khi người chết đi thì người sẽ ở với Chúa Giê-su Christ. Được ở với Chúa thì hẳn là một việc rất tốt! Nếu bạn tin chắc rằng bạn sẽ ở cùng với Chúa khi bạn chết đi thì bạn cũng sẽ nói tương tự như sứ đồ Phao-lô vậy!

Nhưng phần nhiều Tín Đồ Cơ Đốc lại sợ chết ! Kinh Thánh dạy rằng khi chúng ta tin vào Chúa Giê-su Christ, chúng ta được ban cho sự sống đời đời; nếu chúng ta vẫn sợ chết thì chúng ta không tin rằng lời của Kinh Thánh là chân thật! Này là rất mực nghiêm trọng, chứ không phải là một chuyện nhỏ đâu! Xin các anh chị em Tín Đồ hãy tự xem xét đức tin của mình có phải là một đức tin chân thật hay không!

Đức Tin Và Tâm Hồn

Một đức tin chân thật là như thế nào? Đức tin trong Kinh Thánh không phải chỉ là niềm tin tưởng về điều này điều nọ, đức tin là niềm tin tưởng cộng thêm việc làm nữa. Những điều chúng ta tin tưởng và những việc chúng ta làm thì liên quan với nhau, và cả hai đều bắt nguồn từ tâm hồn của ta. Nếu tâm hồn của chúng ta là tốt, thì đức tin vững mạnh và những việc ta làm cũng tốt; ngược lại nếu tâm hồn của chúng ta là xấu, thì đức tin yếu ớt và những việc ta làm cũng không tốt. Tâm hồn của Chúa Giê-su Christ thì hẳn là tốt, và đức tin của Ngài hẳn là một đức tin chân thật và vững mạnh.

Bây giờ chúng ta học tập những đoạn Kinh Thánh mô tả tâm hồn của Chúa Giê-su Christ.

Phi-líp 2:4 – 8  Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi ích của riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác. 5 Hãy có đồng một tâm tình như Ðấng Christ đã có, 6 Ngài tuy có hình ảnh Ðức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng với Ðức Chúa Trời là sự nên đoạt lấy; 7 chính Ngài đã tự đổ cạn mình đi, lấy hình dáng tôi tớ và được làm nên hình tượng loài người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. 

Đoạn Kinh Thánh trên mô tả tâm tình của Đấng Christ một cách sinh động:

  1. Ngài không chăm về lợi ích của riêng mình, nhưng chăm về lợi ích của kẻ khác,
  2. Ngài không đoạt lấy sự bình đẳng với Đức Chúa Trời,
  3. Ngài tự đổ cạn mình đi, lấy hình dáng tôi tớ và được làm nên hình tượng loài người,
  4. Ngài tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.

Thực ra tâm tình của Chúa Giê-su có thể tổng hợp trong một điểm là Ngài không chăm về lợi ích của riêng mình, nhưng chăm về lợi ích của kẻ khác. Chính vì Ngài không chăm về lợi ích của riêng mình, cho nên Ngài không muốn đoạt lấy sự bình đẳng với Đức Chúa Trời; đoạt lấy sự bình đẳng với Chúa Trời chỉ là để nâng cao địa vị của Ngài thôi, chứ không đem lại lợi ích cho người khác!  Chính vì Ngài chăm về lợi ích của kẻ khác, cho nên Ngài vui lòng tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự, hầu cho huyết của Ngài có thể rửa sạch tội lỗi của những tội nhân ăn năn hối cải và tin vào Ngài!

Tâm hồn của Đấng Christ là vĩ đại biết bao! Nếu chúng ta có một tâm hồn như Đấng Christ thì chúng ta sẽ có một đức tin như Ngài vậy, tại vì ở phần trên tôi đã nói rằng đức tin bắt nguồn từ tâm hồn của chúng ta.

Chúa Giê-su không chăm về lợi ích của riêng mình

Chúa Giê-su Christ suốt đời không hề chăm về lợi ích của riêng mình, tất cả những việc Ngài làm từ hồi thơ ấu cho đến chịu chết trên cây thập tự đều là cho lợi ích của loài người chúng ta.

Lu-ca 2:41 – 49 Và, hằng năm đến ngày lễ Vượt qua, cha mẹ Ðức Chúa Giê-su thường đến thành Giê-ru-sa-lem. 42 Khi Ngài lên mười hai tuổi, theo lệ thường ngày lễ, cùng lên thành Giê-ru-sa-lem. 43 Các ngày lễ qua rồi, cha mẹ trở về, con trẻ Giê-su ở lại thành Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ không hay chi hết. 44 Hai người tưởng rằng Ngài cũng đồng đi với bạn đi đường, đi trót một ngày, rồi mới tìm hỏi trong đám bà con quen biết; 45 nhưng không thấy Ngài, bèn trở lại thành Giê-ru-sa-lem mà tìm. 46 Khỏi ba ngày, gặp Ngài tại trong đền thờ đang ngồi giữa mấy thầy thông thái, vừa nghe vừa hỏi. 47 Ai nấy nghe, đều lạ khen về sự khôn ngoan và lời đối đáp của Ngài. 48 Khi cha mẹ thấy Ngài, thì lấy làm lạ, và mẹ hỏi rằng: “Hỡi con, sao con làm cho hai ta thể nầy? Nầy, cha và mẹ đã khó nhọc lắm mà tìm con.” 49 Ngài thưa rằng: “Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao?”

Đoạn Kinh Thánh trên Lu-ca 2:41 – 49 thuật lại sự kiện con trẻ Giê-su ở lại trong đền thờ của Giê-ru-sa-lem trong khi cha mẹ Ngài trở về nhà. Tại sao con trẻ Giê-su ở lại trong đền thờ? Tại vì Ngài muốn học hỏi theo các thầy thông thái trong đền thờ. Ở quê hương của Ngài là Na-xa-rét thì hẳn không có các thầy thông thái như vậy, tại vì Na-xa-rét chỉ là một nơi nghèo nàn lạc hậu, cho nên ngài muốn nhân dịp dự lễ ở Giê-ru-sa-lem mà đi học hỏi theo các thầy thông thái đó. Qua sự kiện này chúng ta thấy rằng ngay từ hồi nhỏ Chúa Giê-su đã trang bị chính mình cho công việc cứu vớt loài người. Ngài làm việc này không phải cho lợi ích của riêng mình, mà là cho lợi ích của toàn thể loài người.

Ma-thi-ơ 3:13 – 17  Khi ấy, Ðức Chúa Giê-su từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-tem. 14 Song Giăng từ chối mà rằng: “Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-tem, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao!” Ðức Chúa Giê-su đáp rằng: 15 “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công nghĩa như vậy.” Giăng bèn vâng lời Ngài. 16 Vừa khi chịu phép báp-tem rồi, Ðức Chúa Giê-su ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Ðức Chúa Trời ngự xuống như chim bò câu, đậu trên Ngài. 17 Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.”

Đoạn Kinh Thánh trên Ma-thi-ơ 3:13 – 17 thuật lại sự kiện Chúa Giê-su chịu phép báp-tem bởi Giăng. Phép báp-tem là để rửa sạch tội lỗi của tội nhân, nhưng Chúa Giê-su không hề phạm một tội lỗi nào cả, bởi vậy chính Giăng cũng từ chối mà rằng: “Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-tem, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao!” (tham khảo Ma-thi-ơ 3:14) Nhưng Chúa Giê-su đáp rằng: “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công nghĩa như vậy.” (tham khổ Ma-thi-ơ 3:15) (Xin đọc bài giảng “Chúa Giê-su Chịu Phép Báp-tem” để hiểu rõ lý do tại sao Chúa Giê-su chịu phép báp-tem). Sự kiện này một lần nữa chứng tỏ rằng những việc Chúa Giê-su làm không phải cho lợi ích của riêng mình, mà là cho lợi ích của toàn thể tội nhân.

Ma-thi-ơ 16:21 – 23  Từ đó, Ðức Chúa Giê-su mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giê-ru-sa-lem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại. 22 Phi -e-rơ bèn đem Ngài riêng ra, mà can rằng: “Hỡi Chúa, lạy Chúa Trời sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu!” 23 Nhưng Ngài xây mặt lại mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm hòn đá vấp chân ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Ðức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta.”

Đoạn Kinh Thánh trên Ma-thi-ơ 16:21 – 23 thuật lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giê-su và Phi-e-rơ. Ngài tỏ ra cho các môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều sự khốn khổ tại đó bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, thầy thông giáo, rồi bị giết đi, đến ngày thứ ba sẽ được sống lại. Khi Phi-e-rơ nghe vậy,người bèn nói với Ngài rằng lạy Chúa Trời đừng cho sự này xảy đến cùng Chúa. Nhưng Chúa Giê-su khiển trách Phi-e-rơ một cách nghiêm khắc rằng: “ Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm hòn đá vấp chân ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Ðức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta.” Chúa thấy rằng thái độ của Phi-e-rơ là rất sai lầm, ấy là do xúi giục của ma quỉ, nó cám dỗ Phi-e-rơ hãy lo cho lợi ích của chính mình trước tiên, nhưng bỏ quên lời dạy của Chúa Trời và lợi ích của người khác.

Lu-ca 22:41 – 42 Ngài bèn đi khỏi các môn đồ, cách chừng liệng một cục đá, quì xuống mà cầu nguyện 42 rằng: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi! 

Này là lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trước khi Ngài bị bắt đi chịu tử hình. Một mặt Ngài cầu xin Đức Chúa Trời đừng cho Ngài chịu chết trên thập giá, nhưng mặt khác Ngài xin Đức Cha làm theo ý muốn của Cha, chứ không làm theo ý của Ngài! Chúa Giê-su vui lòng từ bỏ lợi ích của riêng mình mà chăm lo lợi ích của người khác.

Tín Đồ Cơ Đốc đều là môn đồ của Chúa Giê-su Christ, chúng ta nên bắt chước tâm hồn của Ngài; hàng ngày trong mọi việc ta làm, mọi quyết định ta lập, ta nên tìm cầu lợi ích cho người khác, không tìm cầu lơi ích cho riêng mình. Ấy chính là lối sống của Chúa Giê-su Christ. Chẳng những thế, sau khi Ngài đã thăng lên trời, Ngài tiếp tục cầu thay cho các môn đồ của Ngài.

1 Giăng 2:1 – 2  Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Ðấng cầu thay ở nơi Ðức Chúa Cha, là Ðức Chúa Giê-su Christ, tức là Ðấng công nghĩa. 2 Ấy chính Ngài là của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa. 

Này là lời dạy của sứ đồ Giăng, người dạy bảo chúng ta đừng phạm tôi. Nhưng nếu chúng ta phạm tội, thì hãy nhớ rằng Đức Chúa Giê-su Christ ở bên Đức Chúa Cha là Đấng cầu thay cho ta và là của lễ chuộc tội lỗi chúng ta.  Bởi vậy hàng ngày chúng ta chẳng những chỉ cầu nguyện cho chính mình, mà cũng nên cầu thay cho người khác nữa.

Khi chúng ta bắt chước lối sống của Chúa Giê-su Christ, thì chúng ta đã sống cho Chúa Giê-su Christ, và chúng ta có thể nói như sứ đồ Phao-lô vậy, “Đối với tôi, sống tức là Đấng Christ. ” Và chỉ khi chúng ta đã sống cho Chúa Giê-su, thì chúng ta mới có thể nói rằng, “chết tức là lợi ích”, và chúng ta biết chắc chắn rằng đi ở với Ðấng Christ, là điều tốt hơn nhiều!

Trở về Trang Chủ

Phản Hồi

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.