Kẻ Mãnh Liệt Choán Lấy Nước Thiên Đàng

Ma-thi-ơ 11:12 – 19

Bài giảng của Bà Mục Sư Châu Huệ Hiền

(Tải xuống bản in PDF)

Kỳ trước chúng ta đã học tập đoạn Kinh Thánh Ma-thi-ơ 11:1 – 11, Chúa Giê-su giải đáp câu hỏi của Giăng Báp-tít, và Chúa phán rằng Giăng còn lớn hơn đấng tiên tri, trong những người bởi đàn bà sinh ra, không có ai lớn hơn Giăng, nhưng kẻ nhỏ nhất trong nước Thiên Đàng còn lớn hơn người.

Hôm nay chúng ta học tập đoạn Kinh Thánh kế tiếp:

Ma-thi-ơ 11:12 – 19 12 Từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên đàng bị hãm ép, và kẻ mãnh liệt choán lấy. 13 Vì hết thảy các đấng tiên tri và Luật Pháp đã báo trước cho đến Giăng. 14 Nếu các ngươi muốn nhận lấy, thì người là Ê-li, là đấng phải đến. 15 Ai có tai mà nghe, hãy nghe. 16 Ta sẽ sánh dòng dõi nầy với ai? Dòng dõi nầy giống như con trẻ ngồi giữa chợ, kêu la cùng bạn mình, 17 mà rằng: “Ta đã thổi sáo, mà bay không nhảy múa; ta đã than vãn, mà bay không khóc.” 18 Vì Giăng đã đến, không ăn, không uống, người ta nói rằng: “Giăng bị quỉ ám.” 19 Con của loài người đến, hay ăn hay uống, thì họ nói rằng: “Kìa, là người ham ăn mê uống, bạn bè với người thâu thuế cùng kẻ xấu nết.” Nhưng sự khôn ngoan được xác nhận bởi những việc làm.”

Bây giờ chúng ta tra khảo đoạn Kinh Thánh trên từng bước một.

Nước Thiên Đàng Bị Hãm Áp Và Kẻ Mãnh Liệt Choán Lấy

Đầu tiên chúng ta tra khảo Ma-thi-ơ 11:12 – 13.

Ma-thi-ơ 11:12 – 13 12 Từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên đàng bị hãm ép, và kẻ mãnh liệt choán lấy. 13 Vì hết thảy các đấng tiên tri và Luật Pháp đã báo trước cho đến Giăng.

Nước Thiên Đàng bị hãm ép có nghĩa là gì? Tại sao từ ngày Giăng Báp-tít đến nay thì nước Thiên Đàng bị hãm áp và kẻ mãnh liệt choán lấy? Và kẻ mãnh liệt là ai?

Để tìm hiểu Ma-thi-ơ 11:12 – 13 một cách toàn diện chúng ta nhìn vào đoạn Kinh Thánh tương ứng là Lu-ca 16:16.

Lu-ca 16:16 16 Luật pháp và các đấng tiên tri có đến đời Giăng mà thôi; từ đó tin lành của nước Ðức Chúa Trời được truyền ra, và ai nấy dùng sức mạnh mà vào đó.

Nước Đức Chúa Trời tức là nước Thiên Đàng, ý nghĩa của hai từ ngữ này là hoàn toàn y hệt. “Luật Pháp” tức là 5 quyển sách đầu tiên của Kinh Thánh: Sáng Thế Ký, Xuất Ê-díp-tô Ký, Lê-vi Ký, Dân Số Ký và Phục Truyền Luật Lệ Ký. “Các đấng tiên tri” tức là những quyển sách ghi lại lời của các đấng tiên tri. Trong thời của Giăng Báp-tít chưa có Tân Ước, bởi vậy “Luật Pháp và các đấng tiên tri” là toàn bộ lời khải thị của Chúa Trời.

Quyển sách tiên tri sau cùng là Ma-la-chi, sau đó Đức Chúa Trời không ban khải thị cho dân Y-sơ-ra-ên trong suốt 400 năm. Mãi cho đến Giăng Báp-tít xuất hiện trong đồng vắng và kêu gọi người dân Y-sơ-ra-ên phải ăn năn hối cải:

Ma-thi-ơ 3:1 – 2 1 Lúc ấy, Giăng Báp-tít đến giảng đạo trong đồng vắng xứ Giu-đê, 2 rằng: “Các ngươi phải ăn năn, vì nước Thiên Đàng đã đến gần!” 

Xin các bạn để ý câu nói của Giăng Báp-tít: “Các ngươi phải ăn năn, vì nước Thiên Đàng đã đến gần!” Giăng Báp-tít là người đầu tiên trong Kinh Thánh rao truyền rằng “nước Thiên Đàng đã đến gần!” Bởi vậy đoạn Kinh Thánh Lu-ca 16:16 nói rằng “Luật pháp và các lời tiên tri có đến đời Giăng mà thôi; từ đó tin lành của nước Ðức Chúa Trời được truyền ra”.

Bây giờ chúng ta trở lại đoạn Kinh Thánh Ma-thi-ơ 11:12 – 13. Nhưng “nước Thiên Đàng bị hãm ép” có nghĩa là gì?

“Nước Thiên Đàng bị hãm ép” có nghĩa là tin lành của nước Thiên Đàng bị hãm ép. Tại vì ma quỉ hẳn không muốn Tin Lành của nước Thiên Đàng được truyền ra, nó dùng nhiều phương cách để cản trở Tin Lành của nước Thiên Đàng. Phương cách đầu tiên là đả kích rồi giết hại Giăng Báp-tít.

Khi Giăng Báp-tít kêu gọi người dân phải ăn năn hối cải vì nước Thiên Đàng đã đến gần, người chỉ ra những tội lỗi trầm trọng trong xã hội Y-sơ-ra-ên:

Lu-ca 3:7 – 14 7 Vậy, Giăng nói cùng đoàn dân đến để chịu mình làm phép báp-tem rằng: “Hỡi dòng dõi rắn lục, ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn thạnh nộ ngày sau? 8 Thế thì, hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn; và đừng tự nói rằng: “Áp-ra-ham là tổ phụ chúng ta;” vì ta nói cùng các ngươi, Ðức Chúa Trời có thể khiến từ những đá nầy sinh ra con cái cho Áp-ra-ham được. 9 Cái búa đã để kề gốc cây; hễ cây nào không sinh trái tốt thì sẽ bị đốn và chụm.” 10 Chúng bèn hỏi Giăng rằng: “Vậy thì chúng tôi phải làm gì?” 11 Người đáp rằng: “Ai có hai áo, hãy lấy một cái cho người không có; và ai có đồ ăn cũng nên làm như vậy.” 12 Cũng có những người thâu thuế đến để chịu phép báp-tem; họ hỏi rằng: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” 13 Người nói rằng: “Ðừng đòi chi ngoài số luật định.” 14 Quân lính cũng hỏi rằng: “Còn chúng tôi phải làm gì?” Người nói rằng: “Ðừng hà hiếp, đừng phỉnh gạt ai hết, những hãy bằng lòng về lương hướng mình.”

Những người kính sợ Chúa Trời và ham mộ chân lý thì đến cùng Giăng để ăn năn hối cải và chịu phép báp-tem. Còn những người không thừa nhận tội lỗi của mình và không muốn ăn năn hối cải thì thù ghét Giăng lắm, và nhất là những người nắm giữ quyền hành nhưng lại sống trong tội lỗi thì muốn trừ giết Giăng đi. Rồi Giăng can vua Hê-rốt không nên lấy Hê-rô-đia làm vợ vì bà là vợ của em vua, vua bèn truyền bắt trói giăng và bỏ vào tù ngục.

Ma-thi-ơ 14:3 – 5 3 Số là, bởi cớ Hê-rô-đia, vợ Phi-líp, là em mình, nên vua Hê-rốt đã truyền bắt trói Giăng và bỏ tù. 4 Vì Giăng có can vua rằng: “Vua không có phép được lấy người đó làm vợ.” 5 Vua muốn giết Giăng, song sợ dân chúng, vì họ đều tôn Giăng là đấng tiên tri.

Nhưng về sau Giăng Báp-tít vẫn bị vua Hê-rốt giết đi:

Ma-th-ơ 14:6 – 12 6 Vừa đến ngày ăn mừng sinh nhật vua Hê-rốt, con gái của Hê-rô-đia nhảy múa ở giữa người dự đám, vua lấy làm thích lắm, 7 đến nỗi lấy lời thề mà hứa cho con gái ấy điều chi nàng muốn xin. 8 Vậy, nàng bị mẹ xui giục, bèn tâu rằng: “Xin lấy cái đầu Giăng Báp-tít để trên mâm mà cho tôi đây.” 9 Vua lấy làm buồn rầu; nhưng vì đã thề lỡ rồi và có những người dự yến ở đó, nên truyền cho nàng như lời. 10 Vua bèn sai người chém Giăng trong ngục, 11 rồi họ để đầu người trên mâm mà đem cho con gái ấy, nàng bèn đem cho mẹ mình. 12 Ðoạn, các môn đồ của Giăng đến, lấy xác mà chôn, rồi đi báo tin cho Ðức Chúa Giê-su. 

Cho dù ma quỉ giết đi Giăng Báp-tít, nhưng nó không thể ngăn chặn Tin Lành của nước Thiên Đàng, tại vì Chúa Giê-su đã đến rồi, Chúa là vua của nước Thiên Đàng (xin đọc bài giảng “Một Vị Còn Hơn Đấng Tiên Tri” để hiểu rõ giải thích về điểm này). Nước Thiên Đàng là trọng tâm của lời giảng dạy của Chúa, bắt đầu từ Ma-thi-ơ chương 13 chúng ta sẽ học tập về Tin Lành của nước Thiên Đàng.

Lẽ dĩ nhiên ma quỉ đả kích và giết hại Chúa Giê-su, nhưng nó vẫn không thể ngăn chặn Tin Lành của nước Thiên Đàng, vì các môn đồ của Chúa tiếp túc công việc của Chúa. Trong suốt hai ngàn năm qua bao nhiêu Tín Đồ Cơ Đốc bị giết hại, nhưng sự đàn áp càng lớn thì các môn đồ càng hăng say trong việc rao truyền Tin Lành, và Tin Lành được truyền ra càng xa và càng mau, đúng như Chúa Giê-su phán rằng: “nước thiên đàng bị hãm ép, và kẻ mãnh liệt choán lấy.” Kẻ mãnh liệt là chỉ các tín đồ trung tín tiếp tục truyền giảng Tin Lành và những người ham mộ chân lý tiếp nhận Tin Lành một cách dũng cảm cho dù bị đàn áp giết hại.

Ê-li, Đấng Phải Đến

Bây giờ chúng ta tiếp tục học tập đoạn Kinh Thánh kế tiếp:

Ma-thi-ơ 11:14 – 15 14 Nếu các ngươi muốn nhận lấy, thì người là Ê-li, là đấng phải đến. 15 Ai có tai mà nghe, hãy nghe. 

Ở đây Chúa Giê-su so sánh Giăng Báp-tít như tiên tri Ê-li. Kinh Thánh đã nói gì về tiên tri Ê-li?

Gia-cơ 5:17 – 18 17 Ê-li vốn là người cùng bản chất như chúng ta. Người khẩn thiết cầu nguyện, cố xin cho đừng mưa, thì không mưa xuống đất trong ba năm rưỡi. 18 Ðoạn, người cầu nguyện lại thì trời mưa xuống, và đất sinh hoa màu.

Ê-li là một đấng tiên tri của nước Y-sơ-ra-ên trong đời vua A-háp. Lúc đó cả nước Y-sơ-ra-ên, từ ông vua và các quan lớn cho đến ngươi dân thường đều thờ pho tượng thần giả. Ê-li cầu nguyện xin cho đừng mưa, thì quả thật không mưa xuống đất trong ba năm trời. Ê-li làm như vậy là để dạy cho nước Y-sơ-ra-ên một bài học về kính sợ Chúa Trời hầu cho họ ăn năn hối cải từ bỏ thần pho tượng. Ông vua A-háp nhận thức rằng Ê-li quả thật là đấng tiên tri của Chúa Trời, ông vua bèn mời Ê-li đến để cầu nguyện xin trời mưa xuống. Ê-li cầu nguyện xin Chúa Trời giáng mưa, rồi người ra lệnh giết đi 450 tiên tri giả của thần giả Ba-anh. Sau đó quả thật trời mưa xuống.

1 Các Vua 18:40 40 Ê-li nói với chúng rằng: “Hãy bắt các tiên tri của Ba-anh, chớ cho thoát một người nào.” Chúng bèn bắt họ, Ê-li đem họ xuống dưới khe Ki-sôn, và giết họ tại đó.

Quyển sách tiên tri sau cùng là Ma-la-chi báo trước rằng Chúa Trời sẽ sai đấng tiên tri Ê-li trở về thế gian, và tiên tri sẽ làm cho lòng của người cha trở lại cùng con cái, và lòng của con cái cũng trở lại cùng cha.

Ma-la-chi 4:5 – 6 5 Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày lớn và kinh khủng của Ðức Gia-vê. 6 Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất nầy.

Tiên tri Ma-la-chi sống vào khoảng 400 năm trước khi Chúa Giê-su ra đời. Từ ngày tiên tri Ma-la-chi người dân Y-sơ-ra-ên cứ chờ đợi tiên tri Ê-li trở về thế gian này. Khi Chúa Giê-su bắt đầu truyền giảng Tin Lành, có một số người thậm chí nghĩ rằng Chúa là tiên tri Ê-li trở về thế gian:

Ma-thi-ơ 16:13 – 14 13 Khi Ðức Chúa Giê-su đã vào địa phận thành Sê-sa-rê Phi-líp, bèn hỏi môn đồ rằng: “Theo lời người ta nói thì Con của loài người là ai?” 14 Môn đồ thưa rằng: “Người nói là Giăng Báp-tít; kẻ nói là Ê-li; kẻ khác lại nói là Giê-rê-mi, hay là một đấng tiên tri nào đó.”

Trong câu Kinh Thánh Ma-thi-ơ 11:14: “Nếu các ngươi muốn nhận lấy, thì người là Ê-li, là đấng phải đến,” chính từ miệng của Chúa Giê-su xác định rằng Giăng Báp-tít là tiên tri Ê-li trở về thế gian. Khi Giăng kêu gọi người dân phải ăn năn hối cải, này chính là ứng nghiệm lời tiên tri của Ma-la-chi: “Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất nầy.”

Sự Khôn Ngoan Được Xác Nhận Bởi Những Việc Làm

Bây giờ chúng ta tiếp tục tra khảo đoạn Kinh Thánh kế tiếp Ma-thi-ơ 11:16 – 19.

Ma-thi-ơ 11:16 – 19 16 “Ta sẽ sánh dòng dõi nầy với ai? Dòng dõi nầy giống như con trẻ ngồi giữa chợ, kêu la cùng bạn mình, 17 mà rằng: “Ta đã thổi sáo, mà bay không nhảy múa; ta đã than vãn, mà bay không khóc.” 18 Vì Giăng đã đến, không ăn, không uống, người ta nói rằng: “Giăng bị quỉ ám.” 19 Con của loài người đến, hay ăn hay uống, thì họ nói rằng: “Kìa, là người ham ăn mê uống, bạn bè với người thâu thuế cùng kẻ xấu nết.” Nhưng sự khôn ngoan được xác nhận bởi những việc làm.”

Thông thường dân Do Thái thổi sáo trong đám cưới, khi người ta nghe tiếng sáo thì nhảy múa; còn trong đám tan thì người ta than vãn. Trong đoạn Kinh Thánh này Chúa Giê-su khiển trách thái độ sai lầm của người Do Thái, mặc dù họ nghe lời giảng chân lý, nhưng họ không chịu tiếp nhận chân lý, và họ không có phản ứng gì cả. Ấy là tựa như trong một đám cưới người ta tuy nghe tiếng sáo nhưng không nhảy múa, tuy nghe tiếng than vãn trong đám tan nhưng không khóc lóc. Hơn nữa người Do Thái chẳng những không tiếp nhận chân lý, mà họ còn phê bình đả kích người truyền giảng chân lý nữa. Căn cứ theo Kinh Thánh, Giẳng Báp-tít không ăn đồ ăn bình thường, người chỉ ăn châu chấu và mật ong rừng.

Ma-thi-ơ 3:4 4 Giăng mặc áo lông lạc đà, thắt lưng da, ăn châu chấu và mật ong rừng.

Giăng cũng không uống rượu nho hay rượu mạnh:

Lu-ca 1:13 – 15 13 Nhưng thiên sứ bảo: “Xa-cha-ri, đừng sợ! Lời khẩn cầu của ông đã được nhậm. Ê-li-sa-bét, vợ ông, sẽ sinh cho ông một trai, hãy đặt tên là Giăng. 14 Ông sẽ vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng sẽ hân hoan vì nó ra đời. 15 Con trẻ sẽ được tôn trọng trước mắt Chúa, sẽ không uống rượu nho hay rượu mạnh, và sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh từ khi còn trong lòng mẹ.”

Chỉ vì Giăng Báp-tít không ăn đồ ăn bình thường và không uống rượu, người Do Thái vu cáo Giăng bị quỉ ám:

Ma-thi-ơ 11:18 Vì Giăng đã đến, không ăn, không uống, người ta nói rằng: “Giăng bị quỉ ám.”

Điểm này cho chúng ta thấy rằng người Do Thái thù ghét Giăng đến mực nào.

Về một mặt khác, Chúa Giê-su ăn cùng người thâu thuế và tội nhân tại vì Chúa muốn cứu vớt họ, thì người Do Thái phỉ báng Chúa là kẻ ham ăn mê uống, kết bạn với kẻ nết xấu.

Ma-thi-ơ 9:10 – 11 10 Vả, đương khi Ðức Chúa Giê-su ngồi ăn tại nhà Ma-thi-ơ, có nhiều người thâu thuế cùng kẻ xấu nết đến ngồi ăn với Chúa và môn đồ Chúa. 11 Người Pha-ri-si thấy vậy, thì nói cùng môn đồ Chúa rằng: “Làm sao thầy các ngươi ngồi ăn chung với người thâu thuế và kẻ xấu nết vậy?”

Người Do Thái phỉ báng Chúa Giê-su và Giăng Báp-tít chỉ vì họ không thừa nhận tội lỗi của mình và họ không muốn ăn năn hối cải. Họ chẳng những không chịu tiếp nhận chân lý, mà họ còn thù ghét những kẻ truyền giảng chân lý nữa.

Nhưng đả kích phỉ báng của họ không giảm bớt việc làm của Chúa Giê-su và Giăng Báp-tít. Đức Chúa Trời sai Chúa Giê-su và Giăng Báp-tít đến rao truyền Tin Lành của nước Thiên Đàng, việc làm của Chúa và Giảng đã đem lại thành quả tốt đẹp đời đời cho sự cứu chuộc của loài người. Chính là việc làm của Chúa và Giăng đã chứng tỏ sự khôn ngoan vô biên của Chúa Trời Đức Gia-vê.

Kết Luận

Bây giờ chúng ta tổng kết lại tất cả những điều tra khảo ở trên:

Từ thời cổ xưa Đức Chúa Trời ban khải thị cho người dân Y-sa-ra-ên qua Luật Pháp và các sách tiên tri.

Mãi cho đến Giăng xuất hiện trong đồng vắng, người là kẻ đầu tiên rao truyền nước Thiên Đàng đã đến gần và người kêu gọi người dân phải ăn năn hối cải.

Ma quỉ hẳn không muốn Tin Lành của nước Thiên Đàng được truyền ra, nó khiến Giăng bị bỏ vào tù ngục rồi bị giết đi. Nhưng nó không thể ngăn chặn Tin Lành của nước Thiên Đàng, vì Chúa Giê-su, vua của nước Thiên Đàng, đã đến rồi.

Về sau Chúa Giê-su cũng bị giết đi, nhưng các môn đồ của Chúa tiếp tục công việc rao truyền Tin Lành của nước Thiên Đàng cho đến ngày nay. Sự đàn áp càng mãnh liệt thì các môn đồ của Chúa càng hăng say trong việc rao truyền Tin Lành và những người ham mộ chân lý càng nhiệt thành tin nhận và vâng giữ lời dạy của Chúa.

Chúa Giê-su phán rằng Giăng Báp-tít chính là đấng tiên tri Ê-li trở về thế gian để sửa soạn tâm hồn của người dân để nhận lãnh Tin Lành.

Những người không thừa nhận tội lỗi của mình thì hẳn không chịu ăn năn hối cải. Cho dù họ nghe lời giảng chân lý của Chúa Giê-su và Giăng Báp-tít nhưng họ không có phản ứng gì cả. Chúa so sánh họ tựa như những người tuy nghe tiếng sáo trong đám cưới mà không chịu nhảy múa và những người tuy nghe tiếng than vãn trong đám tang mà không khóc lóc vậy.

Những người này chẳng những không đáp ứng lại lời giảng chân lý của Chúa Giê-su và Giăng Báp-tít, mà họ còn phỉ báng đả kích Chúa và Giăng nữa. Họ phỉ báng Giăng Báp-tít bị quỉ ám, và họ phê bình Chúa Giê-su ăn cùng với kẻ xấu nết.

Lời phỉ báng đả kích của những người này không giảm bớt thành quả của việc làm của Chúa Giê-su và Giăng Báp-tít. Chính là việc làm của Chúa và Giăng bày tỏ ra sự khôn ngoan vô biên của Đức Chúa Trời Gia-vê.

(Trở về Trang Chủ) (Bài giảng kế tiếp)

Phản Hồi

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.